Bệnh gai cột sống là một bệnh lý xương khớp rất hay gặp. Gai cột sống không có những triệu chứng phát triển điển hình đủ gây ra những cơn đau cho ngườibệnh, do đó khi phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ thể thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vì vậy, tìm hiểu về bệnh cũng như nguyên nhân gai cột sống có thể giúp người bệnh phòng bệnh hiệu quả và có cột sống mạnh khỏe hơn.

Nguyên nhân gai cột sống
Lý giải về nguyên nhân và cơ chế dẫn tới gai cột sống, các chuyên gia cho biết: Nguyên nhân gai cột sống bắt nguồn từ phần đĩa sụn nằm giữa hai đốt sống (còn được gọi là bao xơ đĩa đệm).


Nguyên nhân của bệnh gai cột sống

Khi gặp các tác động trong quá trình vận động như đi đứng, khiêng nặng, cúi người lên xuống hay gặp phải những chấn thương do tai nạn thì phần bao xơ này sẽ có hiện tượng mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Quá trình này diễn ra kéo dài làm cho các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và bắt đầu mòn dần do ma sát. Theo đó mà hình thành nên các gai xương cột sống gây đau và cản trở cử động của khớp.

Các đốt xương sống được tiếp giáp với nhau bằng các khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống. Khi các khớp xương này bị lão hóa do tuổi tác, mất lớp sụn bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại, mon và bong tróc làm lộ xương dưới sụn gây ra hiện tượng viêm.

Một số nguyên nhân gai cột sống khác

Vì khớp cột sống bị viêm kéo theo đó các đĩa đệm ở giữa các đốt sống cũng bị hư hại, làm giảm độ vững chắc của cột sống. Do đó, cột sống tự tìm cách ổn định lại như một phản ứng tự nhiên bằng các mọc ra những gai xương bao quanh những khớp xương sống bị viêm đó.


Những nguyên nhân bị gai cột sống

Có rất nhiều những nguyên nhân gây gai cột sống khác nhau, song theo một số thống kê thì có ba nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống. Để đưa ra được cách trị gai cột sống cổ hiệu quả nhất trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân cũng như yếu tố gây bệnh để có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh:

• Viêm khớp cột sống mãn tính: Viêm khớp mãn tính xuất hiện khi các khớp sụn bị bào mòn và thoái hóa dần do tuổi già hoặc chấn thương, bệnh lý gây ra đau khớp. Khi cột sống bị viêm, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng bào mòn nhưng kết quả của quá trinh nay lại làm hình thành nên các gai xương.

• Sự lắng đọng canxi ở một trong các thành phần cấu tạo cột sống như xương đốt sống, đĩa đệm, các dây chằng quanh khớp. Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi (có tới 60% những người trên 60 tuổi mắc các bệnh xương khớp trong đó có gai cột sống). Quá trình thoái hóa làm mất nước chiếm tới 80% trong sụn và biến đổi làm cho canxi tụ lại trên dây chằng, đốt sống tạo ra các gai hoặc chồi xương. Dây chăng ở trong ống cột sống khi bị lắng đọng canxi cũng có thể dày lên làm cho ống cột sống bị thu hẹp ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu đau tê ở tay và lan xuống hai chân.

• Chấn thương: Gai xương còn là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương trong quá trình lao động quá sức, làm việc sai tư thế, va chạm…

Ngoài ra nguyên nhân gai cột sống còn do việc cơ thể thừa cân, béo phì làm tăng sức nặng lên cột sống; chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do cơ thể mang gen có tác dụng làm cho đĩa đệm bị yếu đi…

Ở giai đoạn nhẹ, gai cột sống thường không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi gai cột sống tiếp xúc với các phần ở xung quanh khớp như dây chằng, rễ thần kinh thì sẽ gây đau tại vị trí mọc gai. Sau đó những cơn đau sẽ lan tỏa ra xung quanh, gây ra cảm giác tê bi chân, tay.

Theo như các chuyên gia ở phòng khám Phúc Minh Đường cho biết khi bệnh bước sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây ra các hiện tượng như đau, tê ở cổ lan sang tay (gai đốt sống cổ); đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân (gai đốt sống thắt lưng)… làm giảm sút khả năng vận động của người bệnh, thậm chí tàn phế. Do đó, biết được nguyên nhân gai cột sống là nâng cao khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống cũng như cho một cơ thể và cuộc sống khỏe mạnh.
Nguồn: https://phucminhduong.com/nguyen-nhan-gai-cot-song