Câu chuyện alibaba long phước đang xảy ra ở trung tâm thương mại (TTTM) dịch vụ, chợ dân sinh và dân cư phía Nam, thuộc thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Chợ Trung tâm Hải Hà (thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) vốn là chợ dân sinh, được chính quyền địa phương xây dựng từ năm 1993, là nơi kinh doanh buôn bán của hơn 600 tiều thương cùng bà con các dân tộc huyện Hải Hà. Năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ninh có quy hoach, nâng cấp chợ Trung tâm Hải Hà thành chợ đầu mối của huyện miền đông, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc sửa chữa, nâng cấp chợ Trung tâm Hải Hà chưa thành hiện thực…


Quy hoạch chợ Trung tâm Hải Hà của tỉnh Quảng Ninh ký chưa ráo mực, năm 2010, tỉnh Quang Ninh chấp thuận cho Cty TNHH Đức Dương được làm chủ đầu tư Dự án Trung tâm thương mại (TTTM), dịch vụ, chợ dân sinh và dân cư phía Nam, tại phố Hoàng Hoa Thám, thị trấn Hải Hà, cách chợ Trung tâm Hải Hà chưa đầy 1 km.

Theo kết luận thanh tra của tỉnh Quảng Ninh, tháng 4/2012, Cty TNHH Đức Dương mới được tỉnh Quảng Ninh giao đất để thực hiện dự án nhưng từ năm 2010 dự án an phước đã được triển khai, TTTM trị giá gần 80 tỷ đồng đã được DN xây xong từ năm 2011. Công trình xây dựng khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vi phạm về xây dựng sai quy hoạch tổng thể Dự án đã được Cty TNHH Đức Dương đưa vào khai thác với tính chất một chợ dân sinh, không phải TTMT như dự án ban đầu.

Mặc dù TTTM của Cty TNHH Đức Dương hoàn thành xây dựng trước khi có quyết định giao, cho thuê đất… Trên địa bàn thị trấn Hải Hà đã có chợ Trung tâm Hải Hà được quy hoạch là chợ đầu mối nhưng tháng 2/2012, UBND huyện Hải Hà vẫn làm văn bản, trình UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Công thương cho phép chuyển đổi tính năng TTTM của Cty TNHH Đức Dương thành chợ mới để xóa xổ chợ truyền thống đã được quy hoạch khi chưa xác định được mục đích sử dụng đất của chợ cũ.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã chấp thuận đề nghị của UBND huyện Hải Hà mà quên mất trước đó mình đã từng phê duyệt quy hoạch nâng cấp chợ Trung tâm Hải Hà (chợ cũ – PV) thành chợ đầu mối, cho phép DN được quản lý, kinh doanh chợ tại TTTM (chợ mới – PV), một công trình có hàng loạt các sai phạm luật Đất đai, luật Xây dựng.

Việc chuyển đổi vị trí kinh doanh của các tiểu thương từ chợ cũ vào chợ mới bị các tiểu thương phản đối nhưng lúc này, UBND huyện Hải Hà lại “tung” ra bản quy hoạch chi tiết thị trấn Quảng Hà. Theo đó, từ 17/6/2013, trên nền đất chợ cũ, UBND huyện Hải Hà quy hoạch thành quảng trường và công viên cây xanh.

Gần 150 gia đình ở bản Hỳ, bản Mè thuộc xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã nhận tiền đền bù được bốn năm rồi, Nhà máy thủy điện Bản Chát đã hoạt động nhưng chính quyền vẫn chưa san ủi mặt bằng, cấp đất cho dân dựng nhà tái định cư. Đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, ngày này qua tháng khác cứ thấp thỏm chờ đợi, nhiều lần phản ánh lên huyện nhưng cũng chỉ như “muối bỏ biển”.

Họ bảo ở xa quá, nếu không chọn đất trong xã để chuyển dân lên thì dân cứ ở chỗ cũ… Nghe vậy thì cán bộ huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên, cùng chính quyền xã nhẹ nhàng vận động, giải thích “vì lý do quỹ đất ở xã không có nơi bằng phẳng, đất có thể sẽ sụt lở gây nguy hiểm cho bà con”. Cán bộ nói cứ nói, các gia đình một mực không nghe. Như vậy đồng nghĩa với việc phần đất tái định cư mà huyện Tân Uyên đã san ủi đành bỏ không. Chính quyền huyện và tỉnh đành khảo sát chọn điểm Ten Co Mư, cách bản Hỳ khoảng 3 km để di dân lên.

Kế hoạch của tỉnh, của huyện là sẽ chuyển những hộ thuộc vùng ngập ở bản Hỳ (xã Ta Gia) của huyện Than Uyên lên điểm tái định cư mới ở huyện Tân Uyên cách nơi cũ khoảng hơn 60 km. Huyện Tân Uyên cũng đã tiến hành chọn đất thuộc xã Thân Thuộc, san ủi bằng phẳng để chuẩn bị đón bà con lên phân đất dựng nhà, ổn định đời sống ở nơi mới. Huyện Than Uyên cho hai xe khách về đón đại diện các hộ gia đình lên xem và nhận đất. Nhưng khi dân về nhà thì nhất định không đi nữa.