Khác với nhiều người trẻ quyết tâm bám trụ lại thành phố sau khi tốt nghiệp đại học, chị Lương Thị Kim Ngọc, sinh năm 1989, thôn Hiệp Sơn, xã Đông Cứu (Gia Bình), Giám đốc HTX Kinh doanh Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Minh Ngọc lại chọn con đường trở về quê hương lập nghiệp với mô hình trồng nấm.


Từng là sinh viên Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chị Ngọc quyết tâm vận dụng những kỹ năng, kiến thức thu nạp được trên giảng đường để phát triển sự nghiệp. Năm 2015, sau một thời gian tìm hiểu và nhận thấy nấm là loại thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn, chị quyết định thử sức lĩnh vực trồng các loại nấm: nấm rơm, nấm Kim Phúc, nấm sò. Tag: máy tạo oxy ao tôm

Nấm có đặc điểm sinh sôi chủ yếu vào mùa nóng, phù hợp trồng quanh năm ở khu vực miền Nam. Tại miền Bắc, các trang trại bình thường không có cơ sở vật chất sẽ không sản xuất được vào mùa đông. Trồng nấm không khó, nhưng nếu sản xuất hoàn toàn thủ công sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, cho năng suất không đều, sản lượng thấp. Với quyết tâm một người trẻ muốn thoát khỏi lối mòn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chị Ngọc đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc sản xuất nấm. Từ số vốn 100 triệu đồng có sẵn, chị Ngọc mạnh dạn vay thêm 300 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để xây dựng khu nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị và thuê lại đất chuyển đổi nông nghiệp của thôn Hiệp Sơn. Chị cho xây khu nhà xưởng sơ chế nguyên liệu rộng 200m2, nhà nuôi trồng rộng 150m2 được lắp đặt hệ thống tự động, máy tưới phun bán tự động thuận tiện cho việc điều chỉnh độ ẩm, hệ thống ánh sáng nhân tạo bằng bóng đèn tiết kiệm điện, điều khiển nhiệt độ, giàn giá nuôi trồng hiện đại... với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng. Tag: ong nano-tube

Nhờ có máy móc nên quy trình sản xuất nấm cũng đơn giản hơn nhiều. Đầu tiên, bông được hấp, ủ cho có độ ẩm nhất định, sau đó được khử khuẩn và đưa vào nhà nuôi trồng. Quy trình từ khi bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch kéo dài 10 ngày, cho sản lượng trung bình 1 tấn thành phẩm. Xây dựng mô hình trông nấm theo công nghệ mới này có ưu điểm giảm bớt chi phí, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Trung bình khoảng 100 nghìn đồng/kg nấm rơm, vào mùa cao điểm có thể lên đến 180 nghìn đồng/kg. Nấm sò giá rẻ hơn, từ 30 nghìn đồng đến 40 nghìn đồng/kg, trừ chi phí sản xuất, HTX lãi 60 triệu đồng/tháng. Thị trường bao tiêu ổn định là các đại lý rau sạch tại Hà Nội.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao chính là hướng đi phù hợp để chị Ngọc phát huy thế mạnh của bản thân, tạo nguồn lực kinh tế lâu dài cho gia đình và góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. Mô hình trồng nấm của chị Ngọc tạo công ăn việc làm ổn định cho 3 lao động thường xuyên với mức lương hơn 5 triệu đồng/người/tháng). Với dự định mở rộng quy mô sản xuất, chị Ngọc kỳ vọng mở ra vùng sản phẩm nấm sạch có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, sản lượng lớn gấp nhiều lần hiện nay. Chị chia sẻ: Trồng nấm không tốn nhiều diện tích nhưng giá trị mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Hơn nữa, đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng ngang bằng thịt nên người tiêu dùng ưa chuộng không lo đầu ra cho sản phẩm. Mong rằng các cơ quan chức năng và Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho HTX trong vấn đề đất đai và nguồn vốn chính sách để mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, phân phối ra thị trường những cây nấm sạch, chất lượng cao phục vụ bữa ăn cho người Việt. Tag: ong aero-tube

Nguồn: 2lua.vn/article/hieu-qua-trong-nam-cong-nghe-cao-5c0f68b2425cc5f572c73414.html