Xã Đồng Thanh (Kim Động) hiện có trên 200ha trồng cam, gồm các giống cam Vinh, cam đường canh và V2. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cam, năm 2017, huyện Kim Động đã quy hoạch vùng trồng cam theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) tại xã Đồng Thanh với gần 30 hộ tham gia, diện tích khoảng 13ha. Các hộ tham gia trồng cam theo quy trình VietGap được tập huấn về quy trình sản xuất, hỗ trợ một phần phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là phân tích mẫu đất, nước và chất lượng sản phẩm đến thời kỳ thu hoạch...


Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam sai trĩu quả đang vào độ chín, ông Lưu Văn Hậu ở thôn Bùi Xá, xã Đồng Thanh phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có 2 mẫu trồng cam, trong đó 1 mẫu cam Vinh và 1 mẫu trồng cam đường canh. Năm 2017, gia đình tôi tham gia mô hình thâm canh cam an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGap. Theo đó, trong quá trình chăm sóc cây, gia đình tôi chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng đèn sinh học để bẫy côn trùng, sử dụng các loại thuốc vi sinh… 100% vườn cây ăn quả của gia đình thực hiện việc phun thuốc trừ sâu cách ly trước thu hoạch khoảng 2 tháng theo đúng quy định bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Nhờ đó năng suất, chất lượng cam của gia đình tôi tăng hơn mọi năm. Năm 2017, gia đình tôi thu hoạch trên 20 tấn cam, với giá bán từ 20.000 – 30.000 ngh́ìn đồng/kg”.

“Thu nhập vượt trội như thế này, từ nay về sau gia đình tôi sẽ luôn gắn bó với quy trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap”, ông Hậu khẳng định. Tag: máy quạt nước

Theo đánh giá của các hộ tham gia trồng cam theo quy trình VietGap trên địa bàn xã Đồng Thanh, cam được sản xuất theo quy trình VietGap có năng suất tăng không cao so với phương pháp sản xuất truyền thống nhưng chất lượng quả vượt trội. Sản phẩm cam bảo đảm về chất lượng, mẫu mã nên giá trị kinh tế cao hơn. Đến nay hầu hết các nhà vườn cam VietGap ở Đồng Thanh đều đã được thương lái đặt hàng thu mua.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ trồng cây có múi nói chung và cây cam nói riêng, thời gian qua huyện Kim Động đã tổ chức các lớp tập huấn về các kỹ thuật trong chăm sóc và phòng bệnh trên cây cam. Phòng chuyên môn phối hợp với các địa phương tuyên truyền đến người dân cần lựa chọn các các giống cam chất lượng cao để thay thế các cây cam bệnh, già cỗi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất và thu hoạch để nâng cao chất lượng thương hiệu cam Hưng Yên… Tag: máy quạt nước đài loan

Huyện Phù Cừ, hiện nay xây dựng được 2 vùng trồng cam VietGap tại xã Tam Đa và xã Quang Hưng với diện tích gần 40ha, trong đó có gần 29ha được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGap.

Anh Trần Văn Bính, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngũ Phúc, xã Tam Đa cho biết: “HTX hiện có 9 thành viên với khoảng 50 mẫu trồng cam. Trong quá trình chăm sóc cam, anh Vinh và các thành viên của HTX chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học… 100% vườn cây ăn quả của HTX thực hiện việc phun thuốc trừ sâu cách ly trước thu hoạch...”.

Để hướng tới mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh, thời gian qua, người trồng cam Hưng Yên không chỉ luôn cần cù, chăm chỉ, năng động, sáng tạo mà còn tuân thủ nghiêm ngặt quy định sản xuất cam sạch theo quy trình VietGap, khép kín từ khâu lựa chọn cây giống, chăm sóc đến khi thu hoạch... Tag: máy quạt nước nuôi tôm

Theo thống kê của các địa phương, toàn tỉnh hiện có trên 1,6 nghìn ha trồng cam, tập trung ở các huyện: Kim Động, Văn Giang, Khoái Châu và thành phố Hưng Yên. Do thời tiết thuận lợi và trình độ thâm canh của nông dân được nâng lên, năm nay sản lượng cam quả ước đạt trên 19,1 nghìn tấn. So với năm 2017, diện tích trồng cam năm nay của tỉnh tăng khoảng 159 ha, sản lượng quả tăng khoảng 1,8 nghìn tấn. Thời gian qua, người trồng cam trong tỉnh đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật mở rộng mô hình thâm canh cam an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGap, qua đó góp phần làm tăng giá trị thu nhập và tạo uy tín đối với người tiêu dùng.

Nguồn: 2lua.vn/article/nong-dan-hung-yen-trong-cam-vietgap-5c148348425cc5c37199cb24.html