-
Những cuộc truy tìm kho báu, Kỳ 3
Kỳ 3: Giả thuyết về kho báu 4.000 tấn vàng
Cho đến thời điểm này tuy chưa được tổ chức “kỷ lục gia” xác nhận, như ông Trần Văn Tiệp được cho là người kiên trì tìm kiếm kho báu lâu năm nhất ở Việt Nam. Ông đã bỏ ra hàng trăm cây vàng với hy vọng chạm tay vào sapa trekking kho báu được cho là có đến 4.000 tấn vàng ròng. Giữa năm 2016, lại rộ lên tin đã tìm ra được giếng vàng, thiên hạ lại đổ xô vào cuộc, cuối cùng cũng là vô căn cứ.
Bàu Trắng - Bình Thuận - ảnh: Thanh Hà
Tìm kho báu bằng …tin đồn
Cuối năm 1944, phát xít Nhật bị quân Đồng Minh oanh kích trên khắp mặt trận châu Á. Nhiều tàu chiến đảm trách việc vận chuyển “chiến lợi phẩm” đi chôn giấu phục vụ cho hậu chiến bị đánh chìm trong vùng biển Việt Nam, trong đó có 17 chiếc được cho là chìm trong vùng biển Ninh Thuận và Bình Thuận. Sau đó những tin đồn như thế được truyền miệng trong giới tài xế, rồi lan nhanh sang giới thương gia ở Sài Gòn. Trong số này có ông Trần Văn Tiệp – người đang sở hữu hàng chục chiếc xe tải chạy tuyến Miền Đông và Tây Nguyên. Từ đó ông tiệp bắt đầu để tâm tìm hiểu. Nhiều năm sau đó ông biết và kết thân với bà Đức Hạnh, từng là vợ của một võ quan người Nhật, có nhà ở Q.1, Sài Gòn. Sau nhiều lần dò hỏi, bà Hạnh nói cho ông nghe vào cuối 1943, bà cùng một số người khác được chồng giao cho gói một số lượng lớn vàng bằng một loại giấy dầu, sau đó xếp vào xe tải chở đi đâu bà không rõ. Từ đó ông càng để tâm hơn đến số vàng lớn mà quân đội Nhật có khả năng còn chôn giấu ở Việt Nam.
Mãi đến giữa năm 1990, một thương gia người Đài Loan đang làm ăn ở TP.HCM chủ động tìm đến nhà mời ông hợp tác tìm kiếm kho báu. Thương gia này tiết lộ ông ta biết có một hầm vàng mà phát xít Nhật trước khi thua trận đã bí mật chôn giấu ở một quả núi nằm sát bờ biển Tuy Phong, Bình Thuận. Song, ông Tiệp từ chối.
Tuy vậy, sau đó trong một lần ra Bình Thuận tours from yangon tình cờ ông Tiệp làm quen được với ông Mười Cận và được dẫn lên núi Tàu. Lúc bấy giờ ông Tiệp được nghe ông Mười Cận kể lại rằng: Bố tôi căn dặn lại tôi, Nhật có chôn tại đây hai hầm vàng. Vàng như củi khúc, ai có phước mới lấy được.
Xâu chuỗi lại các tin đồn cộng với nhiều lần thị sát núi Tàu, đầu 1993, ông Tiệp quyết định đầu tư thăm dò, khai thác dưới sự giúp sức của cựu Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải. Những hố đá đào sâu có tới chục mét nhưng vẫn không tìm thấy được bất cứ vật gì đáng tin cậy. Dường như bế tắc trong việc tìm kiếm, cuối 2002, ông Tiệp ra tận Phú Thọ để mời nhà ngoại cảm. Nhà ngoại cảm tên T., khẳng định với khả năng đặc biệt của mình có thể nhìn xuyên vào lòng núi 15-16m, chắc chắn nhanh chóng tìm ra kho báu. Quả thật, hai ngày sau khi vào núi Tàu nhà ngoại cảm chỉ cho công nhân đào một cái hố sâu độ 1,5m, lấy lên một phiến đá cỡ lòng bàn tay có hình vẽ chi chít được nhà ngoại cảm gọi là bản đồ “gia phả gốc”. Theo nhà ngoại cảm bí mật về kho báu bắt đầu được loé sáng. Vì có “gia phả gốc”, việc mở cửa hầm chỉ còn là chuyện trong tầm tay. Thế nhưng, có điều lạ là sau khi lấy được tấm bản đồ “gia phả gốc” và sau đó tìm thấy một cây kiếm rỉ sét nhà ngoại cảm không tìm thấy thêm được điều gì.
Trong lúc bế tắc, bất ngờ nhà ngoại cảm đề nghị xuất 50 triệu đồng mua hóa chất để phun cho đá nhũn ra. Đồng thời cấp thêm một khoản tiền để thuê máy định vị mới xác định chính xác cửa hầm. Tất nhiên không ai có thể đáp ứng đề nghị vô lý như vậy, mấy ngày sau nhà ngoại cảm âm thầm lên đường về Phú Thọ biệt tăm.
Năm 2015, sau hơn 10 lần gia hạn giấy phép khai thác không hiệu quả, kho báu được cho là có đến 4.000 tấn vàng chính thức đóng cửa.
Từng có người đề nghị hợp tác khai thác
Theo hồ sơ khả tín, dưới thời chính quyền Sài Gòn kho báu Núi Tàu đã từng được đề cập đến trong phiên họp Hội đồng nội các vào tháng 1/ 1964. Khi ấy hai nhân vật đệ đơn lên chính quyền xin hợp tác khai thác là ông Chu Trung và Trần Đức Lộc. Hai đương đơn này còn khẳng định biết rõ nơi chôn giấu vàng ở núi Tàu. Trước thời điểm phiên họp nội các 7 năm, cả hai trở lại nơi chôn giấu và vẫn thấy địa điểm chôn giấu vàng còn nguyên vẹn.
Cả hai còn trưng ra cả số hiệu, số quân và nói chính mình có trong hàng ngũ quân đội Nhật đóng tại Việt Nam. Năm 1944, các ông đã tham gia vào việc vận chuyển số vàng và sau đó đem chôn giấu ở một cái hầm đào sẵn trên núi. Đến khi hầm lấp gần xong họ đã may mắn thoát được và sống sót, trong khi đồng đội bị thủ tiêu hết. Ông nói rằng, nếu chính quyền tin tưởng sẽ đứng ra khai thác hầm báu vật đó, cả hai vietnam classic tours sẽ hết lòng hợp tác. Khi tìm được sẽ nhận phần chia chác theo quy định của chính phủ VNCH. Dầu sao chỉ có chính quyền mới lo được việc này, vì đòi hỏi nhiều phương tiện, chi phí đầu tư và nhất là vấn đề an ninh.
Cũng tại phiên họp nội các này, chính quyền Sài Gòn khi đó giao cho Bộ Kinh tế và Quốc phòng phụ trách khai thác. Đồng thời xúc tiến ngay ngay việc thám sát, nghiên cứu kế hoạch khai thác trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, sau đó, hai bộ trên cho rằng, còn nhiều việc khẩn cấp hơn nên việc khai thác kho báu này chìm dần vào quên lãng cho đến khi ông Tiệp xuất hiện như đã nói. Nhưng có một điều rất lạ là hơn 20 năm đeo đuổi kho báu với lòng tin “lay chuyển được đá” nhưng ông “chủ kho báu 4.000 tấn vàng” chưa một lần diện kiến với hai nhân chứng nói trên. Nay tất cả đã trở thành người “thiên cổ”!(Còn nữa)
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Hải Dương là tỉnh có tiềm lực lớn phát triển công nghiệp do vậy nhu cầu thuê xe nâng người cao, nhận thấy nhu cầu Trung Thành đã có kho bãi Cho thuê xe nâng người tại Hải Dương. Trung Thành Có Cho...
Thuê Xe Nâng Người Tại Hải Dương