-
09-07-2015, 07:00 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
4 điểm "nhức nhói" tồn tại sau 10 năm thăng trầm của Game Online Việt
Còn nhớ cách đây hơn chục năm vào giai đoạn 1999, 2000 thì internet vẫn còn là một cái gì đó … xa lạ ở Việt Nam, và nhà ai có dial-up đã là “hách xì xằng” lắm rồi chứ chả dám mơ đến ADSL.
Vài năm sau đó, người Việt Nam chúng ta dần dần tiếp thu một thứ kì lạ có cái tên là “Game Online”, bắt đầu là huyền thoại MU mà đến tận bây giờ vẫn còn nhan nhản những server lậu (private).
Làn sóng Game Online bắt đầu ồ ạt đổ xô vào thị trường Việt Nam khi người tiên phong VinaGame của anh Lê Hồng Minh “bạo gan” đem Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam và giành được thắng lợi không ngờ. Hàng loạt tựa game đủ các thể loại từ Gunbound, Audition cho đến Priston Tales, TS Online, Cửu Long Tranh Bá … mỗi người mỗi vẻ, cho các game thủ thỏa sức tung hoành.
Thế nhưng, vạn vật trên đời đều phải trải qua 3 giai đoạn : cực thịnh – bão hòa – thoái trào, và Game Online tại Vệt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Vài năm gần đây, thị trường Game Online đã đi vào giai đoạn bão hòa đến mức triệt để, vì thiếu vắng những tựa game “chất” với sự đột phá khả dĩ đủ để phá tan tảng băng chết chóc đang dần bao phủ thị trường Việt Nam này.
Tràn ngập khắp nơi là những tựa webgame của Trung Quốc, vốn đã hạn chế về ý tưởng mà lại còn trùng lặp nhiều về lối chơi. Đến nỗi nhiều người chơi chán game này nhảy qua game khác mà vẫn cứ ngỡ mình … “quen tay” đăng nhập vào game cũ, bởi lẽ chúng quá … giống nhau.
Trong bài tư liệu của Gamenoob.net dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số nguyên nhân chính khiến Game Online Việt Nam rơi vào tình trạng “sống dở chết dở” như hiện tại nhé!
1. Trọng "lượng" hơn "chất":
Thời gian gần đây kinh tế thị trường suy thoái, tuy vậy riêng mảng Game Online vẫn sống khỏe, chẳng hề bị ảnh hưởng. Nói sống, là các nhà phát hành sống, chứ một tựa game trung bình có tuổi thọ không dài lắm. Bởi lẽ, cái tâm lý "làm nhanh ăn nhanh" kiểu mỳ ăn liền đã sớm bám rễ vào suy nghĩ của một đại bộ phận.
Nếu ở thời điểm 2006 việc 1 game thủ bỏ 250 triệu ra mua một chiếc nhẫn “kỹ năng vốn có +2, 23% kháng băng” trong Võ Lâm Truyền Kỳ bị người đời chê là “khùng”, “thừa tiền” thì giờ đây chuyện nhà nhà người người đốt vài chục triệu hằng tháng vào một tựa webgame nào đó là bình thường.
Thấy lợi thì tất nhiên ai cũng sẽ đổ xô vào làm, và cái gì cũng thế, làm ồ ạt vì lợi nhuận thì làm sao còn thời gian mà quan tâm đến chất lượng sản phẩm và lợi ích của người dùng nữa? Hậu quả là hàng loạt tựa game kém chất lượng ra đời, từ hình ảnh cho đến dịch vụ thiếu đầu tư, và hiển nhiên là phần lớn đều rơi vào tình trạng “chết yểu”.
Khi game thủ bỏ quá nhiều tiền đầu tư vào mà họ không cảm nhận được một quyền lợi gì rõ rệt, điều tất yếu là họ sẽ rời đi. Và nhiều người cùng làm vậy, thì game sẽ thành game chết. Các nhà phát hành thật ra cũng chẳng thiệt hại gì sau "phi vụ" này, vì đóng cửa một server với họ là quá dễ dàng, cũng như việc hàng ngàn tài khoản của người chơi cũng chẳng khác chi là dăm ba đoạn mã toàn số.
2. Thiếu tính đột phá, sao chép rập khuôn quá nhiều :
Nếu thời gian trước, các NPH game cạnh tranh với nhau cực kì khốc liệt để giành thị phần game thủ về phía mình, và tất nhiên trong quá trình “minh tranh ám đấu” đó thì ai cũng phải đầu tư nâng cao chất lượng server, tăng tốc đường truyền, tổ chức sự kiện liên tục … và người có lợi, hiển nhiên là các game thủ thân yêu rồi.
Chưa bàn đến việc họ liên tục đem về Việt Nam những tựa game đỉnh cao nhất hòng chiếm tiên cơ trong cuộc đua khốc liệt này. Ở thời điếm bấy giờ, những tựa game mang về phải đạt đủ mọi tiêu chuẩn như mới lạ, độc đáo, nội dung hay… và hiển nhiên là phải khác biệt nhiều với nhau.
Tỉ dụ như chắc chắn Shaiya sẽ không giống Thiên Long Bát Bộ, và Cabal thì phải khác với Đột Kích rồi. Do đó, thị trường game thời điểm những năm 2006 – 2008 có lẽ là đỉnh cao hoàng kim nhất, bởi lẽ game thủ được tận hưởng vô số món ngon vật lạ, và hiển nhiên khi hài lòng thì việc họ mở hầu bao chịu chi cũng là … dễ hiểu.
Thế nhưng, một xu hướng tất yếu trong mọi cuộc đấu tranh, là phải có kẻ thắng người thua. Dần dần những hãng game yếu thế đã bị các đại gia như VinaGame, FPT … thâu tóm hoặc tiêu diệt. Và một khi đã ngồi lên ngôi vương, trở nên “vô đối” rồi thì dễ gì các “ông lớn” này còn giữ được chính sách chiều ý khách hàng “tới bến” nữa?
Hậu quả là thậm chí những tựa game “con cưng” của họ cũng dần dần bị lơ là, bỏ rơi theo kiểu “được chăng hay chớ” – bởi thế nên các hãng kinh doanh hàng đầu thế giới không bao giờ giữ thế độc quyền quá lâu cả, vì sẽ rất dễ ngủ quên trên chiến thắng.
Và bây giờ, sau nhiều năm “ngồi mát ăn bát vàng” cũng như việc trọng lượng hơn chất, cuối cùng thì thị trường Game Online Việt Nam đã đi vào ngõ cụt. Thật sự giờ đây muốn tìm một tựa game online nào mà không phải là webgame, không phải tốn nhiều tiền, không quá nhàm chán cũng khó như mò kim đáy bể.
3. Cái nhìn thiếu công bằng từ Xã hội :
Khoa học đã không ít lần chứng minh rằng chơi game đúng cách chỉ có lợi chứ không hại, thế nhưng các bậc phụ huynh thuộc thế hệ trước thường có lòng tin hơn vào cái gọi là "giới truyền thông" - và lý thú thay, lại là những người ít hiểu biết về khái niệm "chơi game" đúng đắn nhất. Đối với các nhà báo, chỉ cần là tin nóng, giật gân... là họ sẽ đăng, bất chấp đến việc suy xét bản chất của vấn đề là như thế nào.
Cũng không thể phủ nhận rằng cái gì nhiều quá sẽ phản tác dụng, và việc Game Online vẫn đâu đó có những hạt sạn, con sâu làm rầu nồi canh cũng là một lí do khiến nhà chức trách phải làm mạnh tay.
Tuy rằng ở thời điểm hiện tại, cái nhìn của xã hội với Game Online đã tương đối thoải mái hơn, nhưng hằng sâu trong suy nghĩ của rất nhiều người thì "game" vẫn chưa được xem là một thú giải trí lành mạnh có tính chất giáo dục được.
4. Thị hiếu hạn chế, dân trí chưa cao :
Nói đi thì cũng phải nói lại, vì một nguyên do khiến webgame Trung Quốc tràn ngập Việt Nam cũng do thị hiếu dân Việt Nam tương đối … hạn chế. Hiển nhiên từ thời cha chú chúng ta vốn mê tiểu thuyết kiếm hiệp "ba xu" cho đến thời nay cứ mở TV lên ngoài phim tình cảm Hàn sướt mướt thì còn lại cũng toàn các kiếm khách bay nhảy như chim, đâm chém loạn xạ - thì việc đa số các bạn trẻ dễ tiếp thu thể loại Game Online kiếm hiệp, tiên hiệp cũng là tất yếu.
Chỗ éo le là phải chơi các Game Online của phương Tây, của Hàn Quốc mới thấy trình độ làm game của họ thế nào. Đột phá là phương châm sống và đổi mới là sách gối đầu nằm. Chắc chắn những ai đã từng tiếp xúc với World of Warcraft, AION, Granado Espada … sẽ khó lòng chấp nhận nổi thể loại game kiếm hiệp nhan nhản ở thị trường Việt Nam bây giờ.
Và cũng khó mà nói khác đi khi sự thực là "game thủ" tự phong ở Việt Nam thì nhiều, mà số “chân nhân” thực thụ chơi game để cảm game và mê game đúng nghĩa thì lác đác như … lá mùa thu. Nhắc đến Game Online Việt Nam thì sẽ phải nhớ đến một thực trạng phát rầu, đó là việc game thủ Việt Nam mà bước ra đấu trường quốc tế thì luôn được bạn bè năm châu bốn bể … xua đuổi như đuổi tà!
Cái chính là do phần lớn game thủ Việt Nam còn trẻ người non dạ, “võ công không cao mà tính lại nóng” – mở mồm ra là chửi thề, động tay là vào cheat/ hack, bực mình là thoát không cần lí do. Nói không phải đùa, mỗi lần chơi game ở server nước ngoài mà bị hỏi là dân xứ nào, đố dám mở miệng tự xưng là người Việt Nam.
---"Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" - là người yêu game thì khó có ai khẳng khái thừa nhận được rằng làng game online Việt hiện vẫn còn nhiều mặt chưa đẹp. Thế nhưng, chỉ khi con người thẳng thắn nhìn lại và thừa nhận khuyết điểm của bản thân, thì họ mới phát triển cho tốt hơn được. Nếu cứ mãi đổ thừa “rằng thì là mà do nên tại bị” hoặc tìm lí do để lấp liếm thì làm sao có được tương lai tốt đẹp hơn?View more random threads:
- Long Môn Tiêu Cục bất ngờ Open Beta, “buff” nhiệt tình cho game thủ
- Kiếm Thế hé lộ tới người chơi bản cập nhật Tông Môn Trấn Thiên
- Lôi Đình Chi Nộ hot thế nào tại thị trường bản địa?
- Thịnh Thế Tam Quốc “xông đất” làng game Việt trên cổng 360Game
- Trảm Ma tung ảnh Việt hóa ra mắt chính thức ngày 04/9
- Nhà phát triển Heroes of the Storm đang phát triển nhân vật mới Medic và Artanis
- Cẩm nang thiết lập cấu hình cơ bản trong WildStar
- G-Star 2015: NetEase tung 'át chủ bài' War Rage đốt cháy hội trường
- Mặc đồ cho thú cưỡi trong Võ Lâm Chi Mộng 2
- 8 tính năng cốt lõi của WildStar làm đẹp lòng người chơi
Các Chủ đề tương tự
-
Thiên Long Bát Bộ thăng trầm cùng thời cuộc
Bởi nguyenphuong trong diễn đàn Thiên Long Bát BộTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-07-2014, 07:00 AM -
Đột Kích - 6 năm thăng trầm cùng eSport Việt
Bởi aaronmax trong diễn đàn Đột KíchTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-19-2014, 07:00 AM -
Viết cho 9 năm thăng trầm của Asiasoft
Bởi 4B1601 trong diễn đàn MMOPRG KhácTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-20-2013, 07:00 AM
Những năm qua, cùng với việc chăm lo phát đạt kinhtế, nâng cao đời sống thì đồng bào Mạ ở bon Bơ Dơng, xã Đắk Som (Đắk Glong) đãcó nhiều cách làm hay, thiết thực để lưu giữ, phát huy các giá trị văn...
Bon Bơ Dơng bảo tồn, phát huy các quan trọng đời sống văn hóa truyền thống